Kinh doanh dropshipping tức là bạn trưng bày các sản phẩm trên giàn hàng online của mình mà thực tế không hề thực sự lưu trữ chúng trong kho. Khi bạn nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, bạn sẽ mua sản phẩm đó từ nhà cung cấp mà mình đã chọn lựa và ký hợp đồng. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển đơn hàng đó cho người mua.
Cạnh tranh cao: Bởi khả năng gia nhập thị trường lớn, đối thủ cạnh tranh của các dropshipper là rất nhiều. Từ đó dẫn đến tranh giành thị phần.
Thiếu sự kiểm soát: Do phụ thuộc vào bên cung cấp nên bạn không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng sản phẩm, tốc độ giao hàng hay tối ưu quy trình xử lý hàng trả lại. Bạn cũng có thể sẽ không biết về các vấn đề có thể phát sinh ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Áp lực biên lợi nhuận: Vì sự cạnh tranh cao và áp lực tạo ra lợi thế về giá, các nhà bán lẻ theo mô hình Dropshipping chỉ có thể cạnh tranh về giá. Giá sản phẩm càng thấp tức là lợi nhuận cũng giảm theo.
Trước đây, kinh doanh dropshipping phát triển trên sàn thương mại điện tử lớn như Ebay và Amazon. Đây là những hình thức dropshipping phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam, bạn có thể thử sức với Shopee, nơi mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam và vẫn đang trên đà phát triển. Thị trường Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng và ngày một phát triển theo cấp số nhân.
Bạn có thể nghiên cứu thị hiếu của nhóm khách hàng phù hợp với sản phẩm bạn muốn bán, mức giá các sản phẩm, từ đó tìm nhà phân phối phù hợp để bắt đầu chinh chiến với mô hình này tại Việt Nam.
Xem đầy đủ bài viết: Thách thức và tiềm năng phát triển của mô hình dropshipping Việt Nam